Không chỉ ở Việt Nam chơi thả diều, mà đến với Nhật Bản bạn cũng được tham quan bộ môn này. Thả diều được xem là một nét đẹp văn hóa của người dân Nhật. Việc thả diều với người dân báo hiệu một mùa xuân đang đến. Lễ hội thường được diễn ra vào ngày Tết thiếu nhi mùng 5 tháng 5. Trong những này này, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những cánh diều đẹp tung bay trên bầu trời. Nổi bật nhất là 3 lễ hội thả diều lớn ở Nhật bạn có thể tham khảo để đến tham quan.
Lễ hội đấu diều Ikazaki (いかざき大凧合戦)
Lễ hội diều này đã có lịch sự hơn 400 năm, là sự kiện truyền thống lớn nhất thị trấn Uchiko, tỉnh Ehime. Và đây cũng là lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh này. Lễ hội đấu diều được tổ chức vào tết thiếu nhi của người Nhật, ngày 5.5 hàng năm.
Đến với lễ hội diều Ikazaki, du khách sẽ đứng ở 2 bên bờ sông Oda, xem hơn 500 con diều khổng lồ được người dân thả lên trời.
Lễ hội Hamamatsu (浜松まつり)
Từ năm 1558 lễ hội thả diều Hamamatsu được bắt đầu. Khi đó là thời đại Eiroku, lễ hội được thành lập để kỷ niệm sự ra đời con trai đầu lòng của Iiwo Buzenn-no-Kami (lãnh chúa lâu đài Hikuma). Do vậy, cứ vào dịp từ mùng 3 đến mùng 5 hàng năm, mọi người sẽ tổ chức lễ hội, như một lời chúc phúc.
Lễ hội được diễn ra trong 3 ngày tại bãi biển Nakatajima. Theo thống kế lược du khách tham dự ở khoảng 2 triệu người. Trong khi vào ban đêm, các buổi biểu diễn tuyệt đẹp của những chiếc phao được gọi là Goten Yatai được tổ chức ở trung tâm thành phố.
Những chiếc diều được các nghệ nhân làm dài từ 1.5m – 3.64m, trang trí bắt mắt. Trong lễ hội lần này có sự tham gia của 170 thị trấn ở Hamamatsu. Theo phong tục, mỗi thị trấn sẽ cử ra 50 thanh niên khoác áo Happo kéo diều lên thi đấu với các thành phố khác.
Lễ hội thả diều lớn Sagami (相模の大凧)
Khác với lễ hội Hamamatsu (浜松まつり), lễ hội này được tổ chức tại sông Sagami, Thành phố Sagami, tỉnh Kanagawa vào mùng 5 tháng 5 hàng năm. Diều được sử dụng trong lễ hội này được gọi là “Sagami-no-Oodako”, nổi bật về độ lớn (rộng 14.5m, dài 14.5m) và cần hơn 90 người để có thể thả chúng bay lên bầu trời.
Diều khổng lồ Sagami được bắt đầu từ thời Tenpou vào khoảng năm 1830 trong thời đại Edo. Qua từng giai đoạn các con diều được điều chỉnh lớn dần theo thời gian. Ban đầu, những con diều được thả để chào mừng sự ra đời của một đứa trẻ, nhưng sau đó được sử dụng như một hình thức cầu nguyện cho vụ mùa bội thu.
Ở mỗi vùng miền quốc gia đều có những nét văn hóa, lễ hội riêng. Các bạn thực tập sinh, du học sinh Việt Nam có thể tham khảo và lên lịch đến các địa điểm trên tham quan chiêm ngưỡng những chiếc diều không lồ. Đây là một dịp rất thú vị để hẹn hò bạn bè gặp mặt.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của công ty xuất khẩu lao động Nhật Vượng giúp bạn có thêm điểm đến vui chơi và biết thêm về nền văn hóa lễ hội Nhật!